Klyuchevskaya Sopka
Klyuchevskaya Sopka

Klyuchevskaya Sopka

Klyuchevskaya Sopka (tiếng Nga: Ключевская сопка; hay còn được gọi là Kliuchevskoi, tiếng Nga: Ключевской) là một "stratovolcano"-(loại núi lửa hình nón cao được tạo nên bởi nhiều lớp (tầng) của dung nham cứng, tephra, đá bọt và tro bụi núi lửa), là ngọn núi cao nhất trên bán đảo Kamchatka của Nga và là núi lửa còn hoạt động cao nhất của lục địa Á-Âu.Núi hình nón đối xứng,dốc đứng,nằm cách khoảng 100 km (60 dặm) từ biển Bering. Núi lửa là một phần của công viên núi lửa tự nhiên tại bán đảo Kamchatka đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới.Lần phun trào đầu tiên được ghi nhận của núi lửa Klyuchevskaya xảy ra vào năm 1697[1], và nó đã liên tục hoạt động đến ngày nay,cũng giống như các núi lửa lân cận.Những người đầu tiên chinh phục ngọn núi lửa Klyuchevskaya là Daniel Gauss và hai thành viên khác của Billings Expedition.Sau đó không còn ai chinh phục ngọn núi được ghi nhận cho đến năm 1931, khi một số nhà leo núi đã bị giết bởi dung nham của núi lửa. Mặc dù mối nguy hiểm vẫn còn tồn tại đến ngày nay,nhưng vẫn có một số người leo núi tiếp tục chinh phục ngọn núi.
Klyuchevskaya Sopka được coi là một nơi linh thiêng của một số dân tộc bản địa, họ cho rằng đó là nơi thế giới đã được tạo ra. Núi lửa khác trong khu vực được coi là nơi linh thiêng, nhưng Klyuchevskaya Sopka là ngọn núi thiêng liêng nhất trong số này.

Klyuchevskaya Sopka

Danh sách Ultra
Phần lồi 4.649 m (15.253 ft)
Ranked 13th
Tọa độ 56°03′22″B 160°38′39″Đ / 56,056044°B 160,644089°Đ / 56.056044; 160.644089Tọa độ: 56°03′22″B 160°38′39″Đ / 56,056044°B 160,644089°Đ / 56.056044; 160.644089
Độ cao 4.750 m (15.580 ft)
Chinh phục lần đầu Daniel Gauss năm 1788
Phun trào gần nhất Tháng 8 đến tháng 11 năm 2013
Kiểu Stratovolcano (active)
Hành trình dễ nhất basic rock/snow climb
Vị trí Kamchatka, Nga